Hiển thị các bài đăng có nhãn giáo dục. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Sáu, 16 tháng 6, 2017

thumbnail

Nghi phạm tự sát trong tạm giam ở Đắk Lắk


Sáng 16/6, Lãnh đạo UBND xã Ea Tam, huyện Krông Năng xác nhận thông tin một nghi phạm tự tử trong tạm giam ở huyện và hiện gia đình đang tổ chức lo hậu sự.

Danh tính nạn nhân được xác định là Hoàng Văn Long (trú thôn Tam Liên, xã Ea Tam, huyện Krông Năng) bị bắt về hành vi trộm cắp.

 Ảnh minh họa.
Thông tin ban đầu, ngày 13/6, Long bị cơ quan điều tra công an huyện Krông Năng bắt tạm giam để điều tra về hành vi trộm cắp tài sản. Đến tối ngày 15/6, cơ quan điều tra phát hiện nam thanh niên đã tự tử trong trại tạm giam.
Sau khi vụ việc xảy ra, cơ quan chức năng đã khám nghiệm tử thi và làm thủ tục bàn giao cho gia đình để lo hậu sự.
Được biết, Long là người nghiện ma tuý ở địa phương.Vụ việc hiện đang được cơ quan chức năng tiến hành điều tra để làm rõ.

thumbnail

Nhà máy In tiền quốc gia lãi hơn 42 tỷ đồng


- Doanh thu và lợi nhuận sau thuế năm 2016 của Nhà máy In tiền quốc gia đều tăng đột biến so với năm trước.



Nhà máy In tiền quốc gia vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất năm 2016. Theo đó, doanh thu thuần từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ đạt 2.195 tỷ đồng, tăng hơn 765 tỷ đồng so với năm trước.
Lợi nhuận gộp từ bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng không đáng kể so với năm trước. Tuy nhiên, nhờ không ghi nhận chi phí lãi vay và cộng thêm khoản thu nhập từ việc đối tác đền bù nguyên vật liệu hư hỏng mà lợi nhuận sau thuế tăng đột biến xấp xỉ 79%, đạt 42 tỷ đồng.

Vì là doanh nghiệp công ích sản xuất hàng hoá đặc biệt, nên kết quả kinh doanh của nhà máy chịu ảnh hưởng trực tiếp theo kế hoạch do Ngân hàng Nhà nước giao.
Tính đến cuối năm, nợ phải trả gần 135 tỷ đồng. Trong đó, chủ yếu là nợ ngắn hạn phải trả người bán, người lao động và quỹ khen thưởng, phúc lợi.
Báo cáo kế hoạch sản xuất kinh doanh công bố giữa năm ngoái cho thấy, nhà máy hiện có 628 lao động và tổng quỹ lương dự kiến thực hiện xấp xỉ 173 tỷ đồng. Theo thuyết minh báo cáo tài chính, chi phí nhân công thực tế là 182 tỷ đồng. Chi phí dành cho nhân viên quản lý và tiền lương, thù lao của viên chức quản lý đều tăng hơn gấp đôi so với năm trước, lần lượt là 29,8 tỷ và 6,8 tỷ đồng.
Nhà máy In tiền quốc gia là doanh nghiệp hoạt động theo mô hình công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ. Ngành nghề kinh doanh chính của nhà máy là in, đúc tiền, sản xuất vàng miếng, vật phẩm, lưu niệm bằng vàng và các loại giấy tờ có giá theo kế hoạch được giao của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.

              Phương Đông 

thumbnail

Cộng điểm cho con của người hoạt động cách mạng trước 1945: Bộ GD-ĐT lên tiếng!


Ngay sau khi đăng bài “Con của người hoạt động cách mạng trước 1945 được cộng điểm ưu tiên vào THPT”, báo Dân trí đã nhận được hàng nghìn ý kiến bàn luận của độc giả. Để làm rõ hơn về vấn đề này, PV đã có cuộc trao đổi với lãnh đạo Bộ GD-ĐT.





Con nuôi của người hoạt động cách mạng trước năm 1945 được cộng điểm ưu tiên vào học bậc THPT.


Tại sao Bộ lại bổ sung vào 2 đối tượng: Con của người hoạt động cách mạng trước ngày 1 tháng 1 năm 1945; Con của người hoạt động cách mạng từ ngày 1 tháng 1 năm 1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945”?

Ông Vũ Đình Chuẩn, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Phổ thông: Ngày18/4/2014, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT đã ban hành Thông tư số 11/2014/TT-BGDĐT về Quy chế tuyển sinh trung học cơ sở và tuyển sinh trung học phổ thông, trong đó đã quy định các nhóm đối tượng được hưởng chế độ ưu tiên cộng điểm trong tuyển sinh.
Cục Người có công thuộc Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội đã có yêu cầu bổ sung các đối tượng ưu tiên trong tuyển sinh theo Pháp lệnh số 04/2012/UBTVQH13 của UBTVQH về sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng số 26/2005/PL-UBTVQH11 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng số 35/2007/PL-UBTVQH11 (sau đây gọi tắt là Pháp lệnh số 04).
Khoản 5 Điều 4 của Pháp lệnh số 04 quy định: “Người có công với cách mạng và thân nhân được Nhà nước, xã hội quan tâm chăm sóc, giúp đỡ và tùy từng đối tượng được hưởng chế độ ưu đãi sau đây:… Được ưu tiên trong tuyển sinh….”; Khoản 4 Điều 9 Pháp lệnh số 04 quy định:“Con của người hoạt động cách mạng trước 01/01/1945 được hưởng chế độ ưu tiên, hỗ trợ quy định tại khoản 5 Điều 4 của Pháp lệnh này”;Khoản 4 Điều 10 Pháp lệnh số 04 quy định: “Con của người hoạt động cách mạng trước 01/01/1945 được hưởng chế độ ưu tiên, hỗ trợ quy định tại khoản 5 Điều 4 của Pháp lệnh này”.
Căn cứ vào các quy định trên, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư số 18/2014/TT-BGDĐT ngày 26/5/2014 bổ sung các đối tượng ưu tiên nói trên.
Ông Vũ Đình Chuẩn, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Phổ thông: K
Ông Vũ Đình Chuẩn - Vụ trưởng Vụ Giáo dục Phổ thông: "Không thể nói rằng Bộ Giáo dục và Đào tạo quan liêu khi ban hành văn bản".

Quy định này có được áp dụng cho các đối tượng là con nuôi không,thưa ông?

Theo khoản 1 Điều 4 Nghị định số 31/2013/NĐ-CP ngày 09/4/2013 của Chính phủ quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng thì “Thân nhân người có công là cha đẻ, mẹ đẻ; vợ hoặc chồng; con (con đẻ, con nuôi)”.
Như vậy, con nuôi là đối tượng được hưởng ưu tiên theo quy định nói trên.

Bộ có thống kê nào về đối tượng ưu tiên là con của Con của người hoạt động cách mạng trước ngày 1 tháng 1 năm 1945; Con của người hoạt động cách mạng từ ngày 1 tháng 1 năm 1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945” đang theo học tại tất cả các bậc học, cấp học không? Theo ông, trên thực tế có xảy ra trường hợp này không?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 77 Nghị định số 31/2013/NĐ-CP ngày 09/4/2013 quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng, Bộ Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm “Hướng dẫn thực hiện việc ưu tiên trong tuyển sinh, đào tạo đối với người có công với cách mạng và con của họ tại các cơ sở thuộc hệ thống giáo dục quốc dân”.
Chưa thống kê nhưng chúng tôi đã biết trên thực tế có những trường hợp thuộc các đối tượng ưu tiên nói trên nên việc quy định các đối tượng ưu tiên này vừa đảm bảo các quy định của pháp luật, vừa đáp ứng yêu cầu của thực tế.

Ông nói gì về các ý kiến phản hồi của độc giả cho rằng Bộ GD-ĐT quan liêu trong công tác văn bản?

Như tôi đã trả lời ở trên, việc quy định các đối tượng ưu tiên này vừa đảm bảo các quy định của pháp luật, vừa đáp ứng yêu cầu của thực tếđảm bảo quyền được ưu tiên của mọi đối tượng chính sách. Vì vậy, không thể nói rằng Bộ Giáo dục và Đào tạo quan liêu khi ban hành văn bản.


Hồng Hạnh (thực hiện)