Hiển thị các bài đăng có nhãn Tin Tức. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Bảy, 24 tháng 6, 2017

thumbnail

Hàng loạt báo mạng Việt Nam xóa tin về món quà của thủ tướng Phúc tặng ông Trump

( Ảnh BÁO ĐỜI )

Hàng loạt báo điện tử Việt Nam hôm Thứ Năm 1 tháng 6 xóa sạch mọi tin tức và bài vở liên quan đến món quà của thủ tướng CSVN Nguyễn Xuân Phúc tặng cho tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump, trong chuyến thăm Hoa Kỳ.
Tuy nhiên, hình ảnh chiếc đèn dầu có vẽ hình hai lá cờ vẫn còn đầy dẫy trên mạng, để lại thêm một chứng tích nữa về những ý tưởng quái dị của giới lãnh đạo chóp bu Hà Nội lâu nay, về những gì họ xem là quà tặng cho các vị nguyên thủ nước khác.
Theo trang mạng của Đài Tiếng Nói Hoa Kỳ VOA có trụ sở ở Washington, quà tặng của ông Phúc cho ông Trump được mô tả là một chiếc đèn dầu chỉ có một bản duy nhất được chế tạo, mang các hình tượng lúa non và hoa sen.
VOA dẫn lại bài báo đã biến mất trên mạng của tờ Tuổi Trẻ diễn giải thêm rằng: “Vào những năm cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20, hãng dầu lửa của Mỹ đã bắt đầu đem hàng đến bán tại Việt Nam. Lúc đó người Việt chỉ quen dùng dầu lạc hoặc nến để thắp sáng, chưa quen dùng dầu hỏa. Để phát triển thị trường, người Mỹ đã tặng đèn cho người mua dầu. Cái tên ‘đèn Hoa Kỳ’ xuất phát từ đó…”.
Ngoài báo Tuổi Trẻ, các báo mạng khác như VnExpress, VnEconomy, Zing News, và cả một số diễn đàn không mang chức năng thông tin như CafeF cũng đã xóa sạch tin bài về món quà của ông Phúc.
( Nguồn sbtn.tv )

thumbnail

HAWAII DIỄN HÀNH KỶ NIỆM 50 NĂM CHIẾN TRANH VIỆT NAM


Cuộc diễn hành kỷ niệm 50 năm chiến tranh Việt Nam đã diễn ra vào lúc 6 giờ chiều ngày 27/5 trên đại lộ Kalakaua, Honolulu - Hawaii với sự tham dự của các cựu chiến binh Hoa Kỳ, cựu chiến binh Úc, cựu chiến binh Nam Hàn cùng các nước đồng minh tham chiến tại Việt Nam. Hơn 50 đoàn đã tham dự cuộc diễn hành ngày hôm nay. Đây là một trong những chương trình của tuần lễ Kỷ Niệm 50 Năm Chiến Tranh Việt Nam và tuần lễ Chiến Sĩ Trận Vong từ ngày 24 -29 tại Hawaii.

Thứ Sáu, 23 tháng 6, 2017

thumbnail

MAO TRẠCH ĐÔNG NÓI GÌ VỀ VN

Mời các bạn xem di trúc của MTĐ và di trúc của Hoàng Đế Trần Nhân Tông để lại cho đời sau của họ. Tổ tiên chúng ta đã biết nước Tàu cả ngàn năm chưa bao giờ coi chúng ta là bạn, nhưng hiện nay lãnh đạo nước vẫn đem 16 chữ vàng và 4 chữ tốt mà họ ban cho ta ra để làm "bùa". Vẫn biết là ta kém họ về mọi mặt, nhưng ta có thể đánh họ bằng ngòi bút, bằng tiếng nói, bằng biểu tình phản đối...để thể hiện lập trường của mình, nhưng rất buồn là tuyệt đối không làm gì. Dân chúng, tức quá, phản đối bằng cách tự phát thì dẹp và bắt bớ...Sao vậy mọi người ơi???




 Các bạn hãy đọc và suy ngẫm nhé !


Thứ Tư, 21 tháng 6, 2017

thumbnail

Giám đốc và phó giám đốc trường chính trị đánh nhau


Ngoài 2 vị giám đốc và phó giám đốc Trung tâm bồi dưỡng chính trị TP Bảo Lộc, Lâm Đồng. Cuộc ẩu đả còn có sự xuất hiện của một người phụ nữ là kế toán của một trường tiểu học trên địa bàn TP Bảo Lộc.

Theo một nguồn tin từ báo Tuổi Trẻ Online cho hay, và khoảng 14h, ngày 16/6. Ông Lê Xuân Nhuận (giám đốc Trung tâm bồi dưỡng chính trị TP. Bảo Lộc) và ông Lê Văn Khoa (phó giám đốc Trung tâm này) có gặp nhau tại văn phòng của Trung tâm bồi dưỡng chính trị TP Bảo Lộc. 

Tại đây, ông Nhuận và ông Khoa nảy sinh mẫu thuẫn, lời qua tiếng lại. Nguyên nhân được cho là do ông Nhuận đã xem được một nội dung gì đó trên điện thoại của ông Khoa. 
Một lúc sau, bà Nguyễn Thị Ngọc Tố (kế toán Trường tiểu học Lê Văn Tám, TP Bảo Lộc) xuất hiện tại văn phòng Trung tâm bồi dưỡng chính trị và cùng tham gia vào câu chuyện giữa ông Khoa và ông Nhuận. 

hình minh họa
Sau một hồi to tiếng, ông Nhuận có hành động đánh ông Khoa. Sau đó, ông Nhuận bị bà Tố và ông Khoa "đánh hội đồng". 
Sau khi biết được sự việc, chiều 20/6, ông Lê Hoàng Phụng, bí thư Thành uỷ TP Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng, cho biết đã chỉ đạo Ban Kiểm tra Thành uỷ xác minh vụ ẩu đả nói trên. 

Ông Phụng cho hay: "Đây là vấn đề đạo đức nghiêm trọng, cần làm rõ". 
Hiện công an Phường 1 TP Bảo Lộc đã lập biên bản vụ việc.


thumbnail

Có hay không việc lăng mộ vợ vua Tự Đức bị xới tung làm bãi đậu xe?


Người trong Nguyễn Phước tộc cho rằng, lăng mộ của bà Mỹ Phi (vợ vua Tự Đức) đã bị một doanh nghiệp đào bới để làm bãi đậu xe.


Ngày 20/6, PV VTC News nhận được phản ánh của một người trong Nguyễn Phước tộc về việc lăng mộ của bà Mỹ Phi - vợ vua Tự Đức bị san phẳng để làm bãi đậu xe.
Sau khi nhận được phản ánh, PV VTC News đã đến hiện trường nơi xảy ra sự việc để tìm hiểu. Theo đó, một phần quả đồi nằm ven con đường vào lăng Tự Đức (thuộc khu vực 3, phường Thủy Xuân, thành phố Huế) đang được một doanh nghiệp dùng máy xúc san phẳng. 

 Phần đất được cho là nơi đặt lăng mộ của bà Mỹ Phi - vợ vua Tự Đức bị san phẳng. (Ảnh: Nguyễn Vương)

Một người trong Nguyễn Phước tộc cho biết, công trường đang bị san ủi trên vốn có 2 lăng mộ của bà Mỹ Phi và bà Học Phi (vợ vua Tự Đức). Nhưng hiện nay chỉ còn lại 1 lăng, lăng còn lại đã bị san phẳng.
"Căn cứ vào những mảnh gạch và hoa văn còn sót lại tại hiện trường thì có thể khẳng định lăng mộ của bà Mỹ Phi đã bị san phẳng không thương tiếc", người trong Nguyễn Phước tộc khẳng định.

Những người dân sống gần hiện trường cũng khẳng định, mảnh đất trên vốn có 2 lăng mộ cổ có kiến trúc giống nhau. Ngôi mộ phía dưới (mộ của bà Học Phi - PV) hiện vẫn còn nhưng ngôi mộ nằm phía trên (mộ của bà Mỹ Phi - PV) đã bị san phẳng gần như mất dấu tích.
Ông Trần Duy Quy (tổ 11, khu vực 3, phường Thủy Xuân) cho biết, nhằm thực hiện Dự án Bãi đỗ xe khách tham quan lăng Tự Đức và lăng Đồng Khánh, chính quyền TP.Huế thu hồi của gia đình ông khoảng 4.000m2 đất nằm ở khu vực đồi Vọng Cảnh. Trên diện tích đất này có nhiều lăng mộ, trong đó có lăng bà Mỹ Phi - một trong những bà vợ của vua Tự Đức. 
Theo ông Quy, trong quá trình giải phóng mặt bằng, các đơn vị liên quan đã bồi thường để di dời các lăng mộ trên thửa đất, còn lăng của bà Mỹ Phi vẫn để nguyên. Tuy nhiên, vào ngày 19/6, đơn vị san ủi mặt bằng đã dùng máy xúc san ủi lăng bà Mỹ Phi. Phát hiện sự việc, nhiều người dân trong vùng tiến hành ngăn cản nhưng lăng vẫn tiếp tục bị san ủi. Đến sáng nay 20/6, toàn bộ lăng mộ này đã bị san ủi hoàn toàn. 
19398793_1399443330145717_70780224_n
Những viên gạch vỡ được cho là của lăng mộ bà Mỹ Phi còn sót lại. (Ảnh: Nguyễn Vương)
Ông Quy cho biết thêm, khi gia đình ông khai hoang thửa đất này thì trên đất đã có lăng bà Mỹ Phi. Ngôi lăng này được xây dựng trên diện tích đất khoảng 40-50m2. Lăng được xây bằng đá và vôi, có cổng hình vòm, phần tường của lăng được xây cao 3-4m. Trước lăng có một tấm bia khắc chữ Hán bằng đá xanh nguyên khối.
19244311_1399443686812348_1934051756_n 5
 Vị trí này được cho là nơi đặt mộ bà Mỹ Phi - vợ vua Tự Đức. (Ảnh: Nguyễn Vương)
Được biết, đơn vị thực hiện dự án kể trên là Công ty TNHH Chuỗi Giá Trị. Theo lãnh đạo công ty này, dự án Bãi đỗ xe khách tham quan lăng Tự Đức và lăng Đồng Khánh có tổng diện tích 17.000m2. Trước đây chủ đầu tư dự án là Công ty Cổ phần Chuỗi Giá Trị. Từ năm 2016, Công ty TNHH Chuỗi Giá Trị được Công ty Cổ phần Chuỗi Giá Trị nhượng lại dự án.  
Cũng theo lãnh đạo công ty này, việc đền bù giải phóng mặt bằng dự án thuộc trách nhiệm của Trung tâm Phát triển quỹ đất TP.Huế, phía công ty chỉ chi trả kinh phí. 
“Theo bản vẽ khảo sát hiện trạng thì trên diện tích đất dự án chỉ có lăng bà Học Phi (một vợ khác của vua Tự Đức, hiện lăng này vẫn được giữ nguyên - PV) chứ không có lăng bà Mỹ Phi. Chúng tôi sẽ làm việc với Trung tâm Phát triển quỹ đất TP.Huế để làm rõ việc có hay không lăng bà Mỹ Phi trên đất dự án”, lãnh đạo Công ty TNHH Chuỗi Giá Trị nói.
19397694_1399443283479055_1583958701_n 3
 Người trong Nguyễn Phước tộc bên cạnh một mảng tường được cho là thuộc lăng mộ bà Mỹ Phi - vợ vua Tự Đức. (Ảnh: Nguyễn Vương).
19398921_1399443240145726_1417339040_n 4
 Theo người dân, ngôi mộ bị san phẳng có kiến trúc khá giống với lăng mộ của bà Học Phi - vợ vua Tự Đức. (Ảnh: Nguyễn Vương).
Liên quan đến vấn đề nói trên, TS. Phan Thanh Hải - Giám đốc Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế cho biết, phần đất mà Công ty TNHH Chuỗi Giá Trị đang làm bãi đậu xe không thuộc quản lý của trung tâm. Trước đây Trung tâm đã tiến hành lập hồ sơ các lăng phụ cận lăng Tự Đức. Hồ sơ này cho thấy trong khu vực chỉ có lăng của bà Học Phi chứ không có lăng của bà Mỹ Phi. Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế sẽ xác minh lại xem có lăng mộ bà Mỹ Phi trên vùng đất nêu trên hay không.


Thứ Sáu, 16 tháng 6, 2017

thumbnail

Nghi phạm tự sát trong tạm giam ở Đắk Lắk


Sáng 16/6, Lãnh đạo UBND xã Ea Tam, huyện Krông Năng xác nhận thông tin một nghi phạm tự tử trong tạm giam ở huyện và hiện gia đình đang tổ chức lo hậu sự.

Danh tính nạn nhân được xác định là Hoàng Văn Long (trú thôn Tam Liên, xã Ea Tam, huyện Krông Năng) bị bắt về hành vi trộm cắp.

 Ảnh minh họa.
Thông tin ban đầu, ngày 13/6, Long bị cơ quan điều tra công an huyện Krông Năng bắt tạm giam để điều tra về hành vi trộm cắp tài sản. Đến tối ngày 15/6, cơ quan điều tra phát hiện nam thanh niên đã tự tử trong trại tạm giam.
Sau khi vụ việc xảy ra, cơ quan chức năng đã khám nghiệm tử thi và làm thủ tục bàn giao cho gia đình để lo hậu sự.
Được biết, Long là người nghiện ma tuý ở địa phương.Vụ việc hiện đang được cơ quan chức năng tiến hành điều tra để làm rõ.

thumbnail

Nhà máy In tiền quốc gia lãi hơn 42 tỷ đồng


- Doanh thu và lợi nhuận sau thuế năm 2016 của Nhà máy In tiền quốc gia đều tăng đột biến so với năm trước.



Nhà máy In tiền quốc gia vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất năm 2016. Theo đó, doanh thu thuần từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ đạt 2.195 tỷ đồng, tăng hơn 765 tỷ đồng so với năm trước.
Lợi nhuận gộp từ bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng không đáng kể so với năm trước. Tuy nhiên, nhờ không ghi nhận chi phí lãi vay và cộng thêm khoản thu nhập từ việc đối tác đền bù nguyên vật liệu hư hỏng mà lợi nhuận sau thuế tăng đột biến xấp xỉ 79%, đạt 42 tỷ đồng.

Vì là doanh nghiệp công ích sản xuất hàng hoá đặc biệt, nên kết quả kinh doanh của nhà máy chịu ảnh hưởng trực tiếp theo kế hoạch do Ngân hàng Nhà nước giao.
Tính đến cuối năm, nợ phải trả gần 135 tỷ đồng. Trong đó, chủ yếu là nợ ngắn hạn phải trả người bán, người lao động và quỹ khen thưởng, phúc lợi.
Báo cáo kế hoạch sản xuất kinh doanh công bố giữa năm ngoái cho thấy, nhà máy hiện có 628 lao động và tổng quỹ lương dự kiến thực hiện xấp xỉ 173 tỷ đồng. Theo thuyết minh báo cáo tài chính, chi phí nhân công thực tế là 182 tỷ đồng. Chi phí dành cho nhân viên quản lý và tiền lương, thù lao của viên chức quản lý đều tăng hơn gấp đôi so với năm trước, lần lượt là 29,8 tỷ và 6,8 tỷ đồng.
Nhà máy In tiền quốc gia là doanh nghiệp hoạt động theo mô hình công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ. Ngành nghề kinh doanh chính của nhà máy là in, đúc tiền, sản xuất vàng miếng, vật phẩm, lưu niệm bằng vàng và các loại giấy tờ có giá theo kế hoạch được giao của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.

              Phương Đông 

thumbnail

Cộng điểm cho con của người hoạt động cách mạng trước 1945: Bộ GD-ĐT lên tiếng!


Ngay sau khi đăng bài “Con của người hoạt động cách mạng trước 1945 được cộng điểm ưu tiên vào THPT”, báo Dân trí đã nhận được hàng nghìn ý kiến bàn luận của độc giả. Để làm rõ hơn về vấn đề này, PV đã có cuộc trao đổi với lãnh đạo Bộ GD-ĐT.





Con nuôi của người hoạt động cách mạng trước năm 1945 được cộng điểm ưu tiên vào học bậc THPT.


Tại sao Bộ lại bổ sung vào 2 đối tượng: Con của người hoạt động cách mạng trước ngày 1 tháng 1 năm 1945; Con của người hoạt động cách mạng từ ngày 1 tháng 1 năm 1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945”?

Ông Vũ Đình Chuẩn, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Phổ thông: Ngày18/4/2014, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT đã ban hành Thông tư số 11/2014/TT-BGDĐT về Quy chế tuyển sinh trung học cơ sở và tuyển sinh trung học phổ thông, trong đó đã quy định các nhóm đối tượng được hưởng chế độ ưu tiên cộng điểm trong tuyển sinh.
Cục Người có công thuộc Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội đã có yêu cầu bổ sung các đối tượng ưu tiên trong tuyển sinh theo Pháp lệnh số 04/2012/UBTVQH13 của UBTVQH về sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng số 26/2005/PL-UBTVQH11 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng số 35/2007/PL-UBTVQH11 (sau đây gọi tắt là Pháp lệnh số 04).
Khoản 5 Điều 4 của Pháp lệnh số 04 quy định: “Người có công với cách mạng và thân nhân được Nhà nước, xã hội quan tâm chăm sóc, giúp đỡ và tùy từng đối tượng được hưởng chế độ ưu đãi sau đây:… Được ưu tiên trong tuyển sinh….”; Khoản 4 Điều 9 Pháp lệnh số 04 quy định:“Con của người hoạt động cách mạng trước 01/01/1945 được hưởng chế độ ưu tiên, hỗ trợ quy định tại khoản 5 Điều 4 của Pháp lệnh này”;Khoản 4 Điều 10 Pháp lệnh số 04 quy định: “Con của người hoạt động cách mạng trước 01/01/1945 được hưởng chế độ ưu tiên, hỗ trợ quy định tại khoản 5 Điều 4 của Pháp lệnh này”.
Căn cứ vào các quy định trên, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư số 18/2014/TT-BGDĐT ngày 26/5/2014 bổ sung các đối tượng ưu tiên nói trên.
Ông Vũ Đình Chuẩn, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Phổ thông: K
Ông Vũ Đình Chuẩn - Vụ trưởng Vụ Giáo dục Phổ thông: "Không thể nói rằng Bộ Giáo dục và Đào tạo quan liêu khi ban hành văn bản".

Quy định này có được áp dụng cho các đối tượng là con nuôi không,thưa ông?

Theo khoản 1 Điều 4 Nghị định số 31/2013/NĐ-CP ngày 09/4/2013 của Chính phủ quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng thì “Thân nhân người có công là cha đẻ, mẹ đẻ; vợ hoặc chồng; con (con đẻ, con nuôi)”.
Như vậy, con nuôi là đối tượng được hưởng ưu tiên theo quy định nói trên.

Bộ có thống kê nào về đối tượng ưu tiên là con của Con của người hoạt động cách mạng trước ngày 1 tháng 1 năm 1945; Con của người hoạt động cách mạng từ ngày 1 tháng 1 năm 1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945” đang theo học tại tất cả các bậc học, cấp học không? Theo ông, trên thực tế có xảy ra trường hợp này không?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 77 Nghị định số 31/2013/NĐ-CP ngày 09/4/2013 quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng, Bộ Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm “Hướng dẫn thực hiện việc ưu tiên trong tuyển sinh, đào tạo đối với người có công với cách mạng và con của họ tại các cơ sở thuộc hệ thống giáo dục quốc dân”.
Chưa thống kê nhưng chúng tôi đã biết trên thực tế có những trường hợp thuộc các đối tượng ưu tiên nói trên nên việc quy định các đối tượng ưu tiên này vừa đảm bảo các quy định của pháp luật, vừa đáp ứng yêu cầu của thực tế.

Ông nói gì về các ý kiến phản hồi của độc giả cho rằng Bộ GD-ĐT quan liêu trong công tác văn bản?

Như tôi đã trả lời ở trên, việc quy định các đối tượng ưu tiên này vừa đảm bảo các quy định của pháp luật, vừa đáp ứng yêu cầu của thực tếđảm bảo quyền được ưu tiên của mọi đối tượng chính sách. Vì vậy, không thể nói rằng Bộ Giáo dục và Đào tạo quan liêu khi ban hành văn bản.


Hồng Hạnh (thực hiện)